Bùa 5 Ông Phật Lục Tổ Xiêm là gì? Cách luyện bùa – bí mật cấm kị của các pháp sư
Bùa 5 Ông

Bùa 5 Ông là một loại bùa gia truyền của môn phái năm ông Phật Lục Tổ Xiêm có nguồn gốc từ nước Xiêm (Nam Tông Thái Lan). Bùa này thường được dùng để hộ mệnh, mang lại may mắn, tài lộc và bình an cho bản thân người chơi bùa. Vậy bùa Năm Ông là gì? Cách luyện bùa chú này như thế nào? Cách giải bùa 5 ông ra sao? Cùng Bestnhat tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Môn phái 5 ông phật Xiêm, gồm thờ 5 hình vị phật, 4 vị mặc áo vàng hở vai phải, vị trên cùng có hình dáng 1 chư thiên, không mặc cà sa vàng, đó là A Súc Phật.

Trong 5 vị thì mỗi vị có 1 tư thế thủ ấn khác nhau, dưới chân mổi vị có 1 linh thú tượng trưng để hầu là sư tử, voi, cọp, gà trắng và rắn ….

5 vị hợp lại thành thủ ấn Tam Sơn Quyết (ngón cái và ngón út chạm đầu nhau, ba ngón còn lại duổi thẳng ra).

Tất cả cùng ngồi trong 1 vầng hào quang có hình như cái lá 3 chạc nhọn, nền hào quang nầy màu đỏ, cho nên phái Lục Dây của xiêm làm khăn săc màu đỏ là vậy.

Phía bên trên và ngoài hào quang nầy có 6 vị chư thiên thần ôm đàn và rải hoa cúng dường ca ngợi, phía dưới vầng hào quang có 2 chiếc quạt dựng thẳng nằm 2 bên.

Bùa Năm Ông là gì?

Theo truyền thuyết kể về môn phái Năm Ông thì có 5 vị thần, 4 vị mặc áo vàng hở vai (áo cà sa) và 1 vị gọi là A Súc Phật. Cả 5 Ông lục tổ Xiêm đều có tư thế thủ với những linh vật khác nhau, tạo nên thế Tam Sơn Phật.

Trên chỗ 3 vị ngồi tỏa ra một ánh hào quang và có 6 vị chư thần ôm đàn, rải hoa ca ngợi. Đây là môn phái “đội lốt” Phật giáo khiến cho nhiều người lầm tưởng đây là một tông phái trong Phật giáo. Bởi vì họ thiên về thần học hơn là giảng dạy các giáo lý đạo đức và trí tuệ.

Bùa 5 Ông
Bùa 5 Ông

Những người theo môn phái này thường có cho mình một loại bùa gọi là Bùa Năm Ông. Bùa này giữ bên mình để mang lại sự may mắn, hộ mệnh như các vị thần che chở và bảo vệ. Đó chính là lời giải đáp cơ bản cho Bùa Năm Ông là gì.

Nguồn gốc của Bùa Năm Ông

Nguồn gốc bùa Năm Ông dòng phái tại Xiêm là do từ Pali tại Khơ me truyền qua, bởi 1 người phụ nữ gốc Xiêm lai Tàu, do đó các chử Pali viết trong bùa thường có dạng gói lại trong ô vuông như chữ triện của Trung Hoa… tiếng chú đọc pha lẫn tiếng giọng Xiêm và Tàu… điển hình là có 1 phần võ thần về đánh quyền và đọc tiếng Tàu, gọi là ông Tiều về.

Nguồn gốc của Bùa 5 Ông

Môn phái nầy ít lưu hành tại Việt Nam vì 2 lẽ …..

Một là nhập môn thì nhiều, mà số người thọ điển thật sự lại ít, nên sau vài tháng hay năm thì đa số bỏ cuộc ,vì tháng nào củng phải đến thầy để vô cơm và trầu tiếp… không tiện cho việc ăn ở đi lại, sinh hoạt.

Hai là sự lên cấp đai, vô thêm cốt Phật trong dây kà tha cũng rất chậm chạp. Có người tu tập theo 10 năm cũng không nhiều tiến bộ.

Có lẽ vì môn nầy không nhiều chú trọng về luyện bùa, đa số là bùa không chú, đa số luyện tiếng âm mỗi hàng ngày 2 lần lúc chiều tối và 12 giờ đêm…

Cao cấp thì luyện thêm mặt trời… không luyện mặt trăng… khi vẽ làm phép thì đủ thứ bùa mà vẫn dùng tiếng âm thôi .Tức là vẽ bùa sắc mà chú bằng tiếng âm do mỗi người tự luyện hàng ngày.

Năm ông Phật được tôn thờ trong môn phái võ Phật này là những vị nào?

Năm Ông phật của Bùa 5 Ông

Xem qua tư thế và phương hướng an toạ vị, những người theo đạo Tiểu thừa lí giải đó là 5 đời chư Phật từ quá khứ đến tương lai, gồm có :

  1. Cúc kú săn đá (nhiên đăng cổ phật).
  2. Gô ga na ma ná (câu na phật).
  3. Ka sa pa (ca diếp phật).
  4. Gô ta ma (thích ca phật).
  5. Mê tri ya (di lạc đương sanh phật).

Nhưng theo Phật giáo Đại thừa lại có lí giải khác theo hệ thống Mật tông Kim Cang thừa.

  1. Tỳ lô giá na phật.
  2. Bảo sanh phật.
  3. A súc bệ phật.
  4. A di đà phật.
  5. Bất không thành tựu phật

Có thể còn có những lí giải khác nữa. Tuy nhiên ta phải trở lại với năm ông Phật của hệ thống nguyên thuỷ Theravada (Vệ Đà). Vì những chú pháp của môn võ Phật này xuất phát từ kinh văn của hệ thống Pali nam tông.

Vẫn có đôi khi pha lẫn những câu chú thuật trong kinh Avartha (quyển vệ đà ấn giáo thứ tư chuyên về bùa phép và thần chú)… những chú pháp trong môn phái năm ông Phật này không hề xuất hiện trong kinh mật tông đại thừa, cho dù là Liên hoa hay Kim cang bộ

Cách luyện Bùa 5 Ông

Cách luyện bùa chú rất đa dạng và mỗi môn phái có những cách thức luyện khác nhau.

Cách luyện Bùa 5 Ông

Với bùa Năm Ông là môn phái huyền bí, có rất ít tài liệu, do đó cách luyện bùa Năm Ông như thế nào cũng chỉ được truyền cơ bản như sau:

Lúc nhập môn, vẽ bùa têm vào 2 lá trầu và 3 nắm cơm trắng bằng ngón chân cái, cúng lên bàn thờ tổ vị với 1 ly nước trắng. Đệ tử ngồi chấp bằng, thầy đọc kinh và ấn vào các huyệt để khai huyệt cơ thể.

Yểm bùa vào 3 nắm cơm trắng khai thần: Học trò sẽ đọc theo thầy. Nếu không được thì sẽ chọn 1 trong 5 câu mà thầy hướng dẫn để xem hợp với vị thần nào trong 5 ông rồi từ đó mà đọc to theo.

Yểm bùa vào lá trầu cho ăn. Đây là giai đoạn tiếp theo để luyện Bùa Năm Ông. Mất tầm 10 phút. Các đệ tử sẽ đọc tiếng âm (là thứ tiếng 12 loại để nói khi trị bệnh, đuổi ma, vô quyền v.v). Sau 10 phút thì thầy sẽ phun nước lấy trên bàn thờ tổ vào thân thể của đệ tử. Đệ tử quỳ trước bàn thờ tổ nuốt 2 lá trầu và 3 năm cơm đã làm phép lúc ban đầu. Đặc biệt trong cách luyện bùa chú này là không nhai, không đụng răng, không nói, chỉ được nuốt 1 lần thật mạnh và nhanh.

Đệ tử quỳ trước bàn thờ tổ nuốt 2 lá trầu và 3 năm cơm đã làm phép lúc ban đầu. Đặc biệt trong cách luyện bùa Năm Ông là không được nhai, không đụng răng, không nói, chỉ được nuốt 1 lần thật mạnh và nhanh.

Yểm bùa vào lá trầu khai khẩu: Nhập môn phái Năm Ông và muốn làm bùa Năm Ông thì phải coi trọng việc xăm mình. Xăm màu xanh tràm đại diện cho sức mạnh của thần linh. Kèm theo đó là dây cà tha gồm 12 cọng chỉ đỏ lớn se lại.

Đeo từ vai trái qua hông phải như cách mặc áo cà sa. Trên dây cà tha thường có thêm cốt tượng bằng răng lợn rừng hoặc chì, vàng. Cứ 7 mắc lại có 1 cốt tượng. Mỗi năm đính thêm 1 cốt do thầy ban cho. Nhiều nhất là 12 cốt.

Môn phái Năm Ông thường chú trọng bùa chứ không phải chú. Bùa được in khắc mộc đặt trên bàn thờ. Khi cần thì đọc tên tuổi người cần xin rồi thổi vào đó đem cho.

Bài kinh đạo chú Bùa 5 Ông

Bài kinh đạo chú Bùa 5 Ông

Bài kinh Bùa 5 Ông

Sau đây, xin trình bày một bài kinh đạo năm ông của một tiền bối trước 1960 đã truyền lại như sau:

  • Ê bê tê sô pắc a qua ra a ra hăng sam ma sam
  • bích thố qui chia cha ra.
  • Nam sam bo to soc ca tolục ca qui tua mắc thò ro.
  • Khô rit sa thơn na tha ra thê sách sa thơn.
  • Na ra thê sách tha thê qua qui ma nức
  • Xà nặng binh nhakhe thăng buốt chia gia.

Cách luyện kinh Bùa Năm Ông

Niệm 7 lần buổi sáng bình an trong ngày, 7 lần vô nuớc xối trừ bịnh ma, 7 lần niệm thở ra…

Chuyện chi xấu cũng qua, 21 lần vô dầu xức trị bịnh, 21 lần niệm vô thở ra băng qua chiến sự bình an, 7 lần rồi nghỉ ngơi không ma quỉ hay hung thần quấy phá, 7 lần vô nước uống khoẻ lại, 7 lần vô nước rửa mặt cho nhớ dai và hết ngây dại, 7 lần vô 7 hạt gạo nếp gói lại nhét vô vạt áo…

Đi xa có chổ nương nhờ tấm thân, ngậm nước trong miệng niệm 7 lần rồi nuốt vô…

Nhớ đến cái bình bát của phật đi 1 ngày không có ăn cũng không bị đói lã.

Lời kết

Bài viết trên Bestnhat đã chia sẻ những thông tin về Bùa 5 Ông. Cho đến bây giờ, môn 5 ông phật gần như thất truyền hẳn tại miền nam Việt và tại Cao Miên, ở Thái Lan thì nó lại bị khuếch trương và biến hoá ra vô số đồ hình để đáp ứng cho hầu như tất cả yêu cầu của đa số con người bình thường.

Các tìm kiếm liên quan đến bùa năm ông

Bùa 5 ông

Bùa Năm ông là gì

Võ bùa Năm ông

Cách giải bùa 5 ông

Đạo Năm ông chư trắng lời kinh 1

Thần quyền 5 ông

Thầy bùa Lỗ Ban ở đâu

36 vị Thần Bùa

Năm ông Phật Xiêm

Nội dung liên quan
36 Chữ Bùa Lỗ Ban được tiết lộ giải căn phù chú tâm linh tình yêu, đòi nợ, cầu tài, trị bệnh.

0*

As you found this post useful...

Follow us on social media!

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Trần Thanh Tài
Tác giả tại Bestnhat.com với công việc biên tập và kiểm duyệt nội dung thông tin - đánh giá & xếp hạng uy tín tại Bestnhat.