Trong SEO, có khá nhiều khái niệm trừu tượng mà đôi khi đọc xong có thể khiến bạn khó hiểu? Vậy nên bài viết dưới đây sẽ giải quyết nỗi lo lắng này cho bạn. Nhưng trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu Internal link là gì? Liệu chúng vai trò quan trọng trong việc tối ưu chiến lược SEO hay không mà tại sao nhiều người thường bỏ qua yếu tố này!
Internal Link là gì?

Internal link (liên kết nội bộ) là hình thức liên kết từ bài viết này sang bài viết kia trong cùng một website hoặc tên miền. Điều hướng trang web, menu website, link footer, cũng là một hình thức phổ biến trong Internal link.
Các dạng Internal Link thường gặp?
Internal Link được chia làm hai loại chính đó là Navigational Internal Link và Contextual Internal Link.
Navigational Internal Link (liên kết nội bộ điều hướng)
Mục đích của Navigational Internal Link là giúp người dùng dễ dàng truy cập vào các trang trọng yếu trên một website. Điều này hỗ trợ người dùng di chuyển giữa các phần khác nhau của trang mà không cần phải sử dụng công cụ tìm kiếm hoặc nhập URL trực tiếp. Chúng thường được đặt ở các vị trí dễ nhìn thấy như thanh định hướng, footer, sidebar, menu chính.
Contextual Internal Link (liên kết nội bộ theo ngữ cảnh)
Khác với Navigation Internal Link, vị trí Contextual Internal Link được đặt trong nội dung chính của trang và rất dễ nhận biết những liên kết này thường sẽ được tô đậm hoặc tô màu nổi bật, in đậm, in nghiêng… để người dùng khi nhấp vào sẽ dẫn đến một trang khác có chủ đề liên quan giúp cung cấp da dạng thông tin để hiểu sâu vấn đề hơn.
Sự ảnh hưởng Internal Link

Chuyển sự uy tín
Một trang chưa có độ tin cậy khi liên kết từ một trang web uy tín sẽ được thừa hưởng một phần và cải thiện hiệu quả SEO, thứ hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm.
Phân phối giá trị của trang
Tạo ra sự cân bằng giá trị nội dung của các trang trong một website bằng cách tạo liên kết từ các trang có giá trị cao đến các trang khác, tăng cường khả năng xếp hạng và tầm quan trọng của chúng trong toàn bộ trang web.
Call to action
Thúc đẩy khách truy cập hành động phản hồi theo những lời kêu gọi hành động.
Đây là hình thức gián tiếp nhắc nhở người dùng thực hiện hành động mà bạn mong muốn thông qua việc gọi điện, đăng ký theo form mẫu, mua hàng…
Lưu ý khi sử dụng Internal Link
- Không lạm dụng Internal link: trong một bài viết chỉ nên có từ 2-3 Internal link, nếu đặt nhiều chúng có thể làm mất cân bằng cấu trúc trang và làm nhiễu thông tin cho người đọc.
- Không đặt các liên kết không tương thích với ngữ cảnh: Điều này làm mất giá trị của Internal link và gây cản trở cho các công cụ tìm kiếm một mô hình liên kết hợp lý.
- Liên kết đến các bài đăng phổ biến hoặc mới nhất: Tăng sự tương tác của người dùng và hỗ trợ Googlebot xác định nội dung quan trọng.
- Internal link không được chèn thẻ “nofollow”: Thẻ nofollow sẽ không cho phép công cụ tìm kiếm theo dõi và đánh giá giá trị liên kết. Vì vậy, giảm hiệu quả của việc tối ưu hóa trong SEO.

Bí quyết xây dựng Internal Link hiệu quả
Gắn các liên kết liên quan
Bằng việc gắn các liên kết liên quan giúp các trang web tạo nên sự thống nhất với nhau, giúp người đọc tiết kiệm thời gian trong quá trình tìm kiếm các thông tin cần thiết, tạo ra trải nghiệm tốt.
Việc tạo bài viết đầu tiên là giúp Google Bot đọc và hiểu nội dung trang web, từ đó truyền tải đến người dùng. Chính vì vậy, đặt các Internal link liên quan giúp Googlebot hiểu được cấu trúc tổ chức trang web của bạn.
Đa dạng Anchor Text
Anchor Text là một từ hoặc một cụm từ có liên quan đến nội dung gắn liên kết. Cần đảm bảo Anchor Text luôn tự nhiên và tương thích với những thay đổi thuật toán của Google.
Liên kết với các trang có traffic cao
Để gia tăng xếp hạng từ khóa SEO trên các công cụ tìm kiếm, bạn hãy phân bổ đồng đều các trang có nguồn traffic cao. Từ đó, điều hướng khách đến mục tiêu “call-to-action” một cách tự nhiên.
Để biết được trang nào có traffic cao, bạn hãy thực hiện bằng cách truy cập vào Analytics -> Hành vi -> Nội dung trang web -> Tất cả các trang.
Gắn các Internal link vào các Page có nhiều Backlink chất lượng
Các trang có Backlink chất lượng sẽ có sức mạnh cao hơn so với những trang chỉ có Internal link, chúng ta cần phân bổ sức mạnh này đồng đều để tạo ra sự cân bằng, tương tác tốt và kết nối trên cùng một website.
Kết luận
Qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “Internal link là gì” trong thế giới SEO. Tuy nhiên, việc hiểu và áp dụng chúng sao để mang lại hiệu quả cho trang đích thì khá tốn kém thời gian. Để cải thiện vấn đề trên, bạn cũng có thể tham khảo về Backlink, các dịch vụ Backlink, Backlink Entity, Backlink báo, Backlink PBN… Đây là một hạng mục khó triển khai và có sức mạnh không hề nhỏ tới thứ hạng website của bạn.