Bài viết chia sẻ đến bạn về những món ăn đặc sản nức tiếng của Sài Gòn nói riêng và của TPHCM nói chung
1. Cơm tấm

Cơm tấm Sài Gòn có gì?
Không như loại gạo tẻ hạt lớn, hạt cơm tấm nhỏ hơn, dẻo, vừa ăn đặc biệt nhất khi kết hợp với:
- sườn nướng
- bì
- chả trứng
- trứng ốp la
Ăn cơm tấm phải có nước mắm ngọt, là nước mắm pha với nước lọc và thêm đường. Tùy theo cách chế biến và khẩu vị của người ăn, nước mắm có thể ngọt nhiều hoặc ngọt ít (mặn), có thể thêm chanh.
Mỡ hành được rưới lên trên là hỗn hợp lỏng được làm từ hành lá, phi dầu hoặc mỡ, đôi khi trộn với tóp mỡ chiên. Mỡ hành giúp cơm tấm có độ béo đặc trưng, tuy nhiên một số người không ăn vì nhiều lý do sợ béo.
Kết hợp thêm vào đồ chua giúp cơm tấm có vị chua ngọt và hấp dẫn hơn. Thường làm từ cà chua, cà rốt, củ cải, dưa leo, dưa muối đôi khi là đu đủ.
Đôi khi cơm tấm được ăn với thịt kho tàu, đậu hũ nhồi thịt, cá chiên, gà, rau, đồ xào,… giống như cơm thường. Kiểu ăn này thường thấy ở các quán cơm tấm đêm.
Nơi có cơm tấm ngon ở Sài Gòn
88 Linh Đông, Thủ Đức, TP. HCM. Chương Dương, Linh Chiểu, Thủ Đức, TP. HCM. Lê Lợi, Phường 4, Gò Vấp, TP. HCM
2. Bạc sỉu

Đến giờ anh tháo chiếc áo công nhân Xe về lúc 6h chiều Mưa ngang vai lạnh buốt tay chân Khiến cho đôi mắt mờ đều Sợ trời khuya nên khá nhanh chân Túi còn vài trăm sắm không được nhiều Chỉ vỏn vẹn hai phần cơm ngon Mấy món em thích kèm ly bạc sỉu!
Bạc sỉu Sài Gòn có gì?
Bạc sỉu là thức uống của người nặng tình. Trong hồi ức của nhiều người Sài Gòn thì bạc xỉu (bạc sỉu) chính là “thức uống dành cho con nít theo cha vào quán” bởi con nít thì làm gì uống nổi những tách cà phê đen, đặc, đắng ngắt. Ấy vậy mà, thứ “thức uống dành cho con nít” ngày ấy lại là nét văn hóa mà người Sài Gòn luôn tôn trọng, nâng niu cho tới tận bây giờ.
Khoảng những năm 50, 60 của thế kỷ trước, những tiệm nước bình dân của người Hoa mọc lên đầy rẫy ở phố phường Sài Gòn. Những tiệm nước bình dân ấy bán cả đồ ăn sáng như hủ tíu, xíu mại và các loại đồ uống như trà, cà phê.
Cà phê trong quán của người Hoa thường được pha bằng vợt và siêu đất. Hiểu một cách nôm na thì đây chính là loại cà phê pha sẵn cho phù hợp với tầng lớp lao động nghèo vốn không dư dả thời gian để đợi từng giọt cà phê phin như giới thượng lưu. Đó cũng chính là nguồn gốc của những ly bạc xỉu.
Bạc xỉu là từ mà người Sài Gòn gọi tắt của cụm từ “bạc tẩy xỉu phé” (là tiếng Quan Thoại phổ biến trong cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn lúc bấy giờ) để chỉ món sữa nóng thêm một chút cà phê. Trong tiếng Quan Thoại thì “bạc” là màu trắng, “xỉu” là một chút, “phé” tức là cà phê còn “tẩy” là cái ly không. Nói một cách khác, bạc xỉu chính là thức uống nhiều sữa, ít cà phê, phù hợp với những người thích hương vị nhẹ nhàng, không quá nồng như cà phê đen thông thường.
Bạc xỉu đúng chuẩn những năm 50 của thế kỷ trước là phải uống nóng, ăn kèm với cháo quẩy hoặc bánh tiêu. Thế nhưng, do thời tiết của Sài Gòn nắng nóng quanh năm nên người ta đã bỏ thêm chút đá để làm dịu đi sự oi bức. Thật bất ngờ, sau khi thêm đá, món bạc xỉu lại trở nên ngon tuyệt.
Ngày nay, bạc xỉu có nhiều biến tấu hơn để phù hợp với sở thích của mọi người như cho thêm kem, thêm cốt dừa…
Nơi có bạc sỉu ngon ở Sài Gòn
88 Linh Đông, Linh Đông, Thủ Đức, TP. HCM
3. Hủ tiếu mì gõ

Hủ tiếu mì gõ Sài Gòn có gì?
Bên cạnh thành phần chính là sợi hủ tiếu mì, nguyên vật liệu còn có thịt, giá, hẹ, tương, ớt, chanh…
Một nắm hủ tiếu (sợi trắng mịn, nhỏ như sợi mì vằn thắn nhưng mềm hơn nhiều), ít giá trụng, vài lát thịt thăn thái mỏng, vài lát chả lợn thái mỏng, trứng cút, bò viên, rau, hẹ, hành khô và vài viên tóp mỡ béo, bùi, thơm bé bằng hạt đậu.
Hủ tiếu gõ ít khi bán buổi sáng mà thường từ khoảng 14-15 giờ chiều cho đến tận khuya.
Đa số những người ăn hủ tiếu là giải quyết cơn đói bụng tạm thời trong lúc gấp gáp hoặc những người đi chơi, đi làm về khuya tìm chút gì lót dạ cho dễ ngủ khi những hàng quán khác đã dọn hết. Ít ai lại chọn hủ tiếu gõ làm bữa ăn chính. Nó trở thành một thói quen ăn đêm của nhiều người vì vừa đơn giản, vừa vừa bình dân lại phù hợp với mọi túi tiền.
Địa chỉ ăn hủ tiếu mì gõ Sài Gòn ngon
Đường Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Gò Vấp, TP. HCM
4. Bánh bò bánh tiêu

Bánh bò bánh tiêu Sài Gòn có gì?
Bộ đôi bánh này là món quà vặt phổ biến ở miền Nam, quen thuộc với nhiều người qua tiếng rao lanh lảnh “ai bánh bò, bánh tiêu đây” từ những xe hàng rong. Hai loại bánh có hình dáng, hương vị, cách chế biến không tương đồng, nhưng thường được bán và ăn cùng nhau.
Bánh tiêu có thành phần chính từ bột mì, đường, men và được chế biến bằng cách chiên trong chảo dầu nóng. Khi chín, bánh vàng ruộm và phồng to, để ráo dầu ăn vừa mềm bên trong vừa giòn vỏ ngoài, ngon nhất khi còn nóng.
Bánh bò xốp dẻo làm từ bột gạo, nước, đường và men.
Bánh bò kẹp vào giữa bánh tiêu cắt đôi đã tạo nên sự kết hợp hương vị khác lạ. Lớp ngoài thì giòn giòn thơm thơm nhưng chạm đến phần bánh mềm béo thì đã tạo nên phép cộng hoàn hảo.
Cả hai cùng hỗ trợ cho nhau, bánh tiêu giúp làm dịu cái ngậy của bánh bò còn ngược lại nhờ độ mềm mịn từ nhân mà món ăn thêm phần phong phú hương vị.
Nơi bán bánh bò bánh tiêu thơm ngon
Chương Dương, Linh Chiểu, Thủ Đức, TP. HCM
5. Bánh ướt bánh cuốn

Bánh ướt bánh cuốn Sài Gòn có gì?
Món bánh ướt bánh cuốn mềm mại, phảng phất mùi thơm của bột gạo ăn kèm với miếng chả quế hay miếng thịt nướng thơm lừng, chấm vào nước mắm tỏi ớt pha chua chua, cay cay, ngọt ngọt mới nghe thôi đã khiến không ít người phải thèm.
Bánh cuốn là tên gọi một loại thực phẩm làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, cuộn tròn, bên trong độn nhân rau hoặc thịt. Cũng với thành phần như vậy nhưng, không cho tất cả nhưng vào trong cuộn lại, bánh ướt được tạo ra.
Địa chỉ ăn bánh ướt bánh cuốn đậm đà
Đường Lê Lợi, Phường 4, Gò Vấp, TP. HCM
6. Sâm nha đam

Sâm nha đam Sài Gòn được pha chế như thế nào?
Nước sâm có tên dân gian là nước mát, được nấu từ các loại thảo mộc như: cây thuốc dòi, rễ cỏ tranh, mía lau, cây mã đề, râu bắp, lá lẽ bạn, hoa cúc,… Các loại nước sâm này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, mát gan, lợi tiểu…đặc biệt là vào mùa hè năng nóng, đây là loại nước được người tiêu dùng rất ưa thích và sử dụng
Nước nha đam giúp đẹp da thanh nhiệt, trị mụn, mát gan. Hương vị thơm mát cùng với những miếng nha đam tươi ngon làm cho ai uống cũng phải “xiêu lòng”.
Nơi bán sâm nha đam nguyên chất ở Sài Gòn
Đường Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Gò Vấp, TP. HCM
7. Bánh mì phá lấu

Bánh mì phá lấu Sài Gòn có gì?
Phá lấu là một món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó du nhập về Việt Nam và trở thành một món phổ biến của miền Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn (TP. … Phá lấu được làm từ những nguyên liệu chính là các bộ phận như lưỡi, tai, ruột và bao tử của heo, bò hoặc vịt.
Quán bánh mì phá lấu ngon đậm đà ở Sài Gòn
Đường Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Gò Vấp, TP. HCM
8. Súp cua

Súp cua Sài Gòn gồm những thành phần gì?
Một chén súp cua ngon là sự kết hợp hoàn hảo giữa thịt cua được chế biến cẩn thận, công phu kết hợp nước dùng được ninh nhiều tiếng từ xương heo cùng với những gia vị không thể thiếu như rau ngò, tiêu, ớt… Tất cả hòa quyện tạo nên một món ngon bổ dưỡng và hấp dẫn khó ai có thể cưỡng lại nổi.
Nơi bán súp cua dinh dưỡng đúng điệu ở Sài Gòn
Đường Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Gò Vấp, TP. HCM
9. Bánh tráng trộn

Bánh tráng trộn Sài Gòn làm ra từ những gì?
Bánh tráng trộn là một món ăn xuất phát từ Tây Ninh, Việt Nam. Hiện nay bánh tráng trộn được bán rong và trở thành món quà vặt phổ biến của học sinh, sinh viên Việt Nam.
Bánh tráng trộn có thành phần chính là bánh tráng cắt sợi, trộn với tôm khô chiên mỡ, các thành phần còn lại thay đổi theo người bán, các thành phần thường thấy là phổi bò cháy, rau răm, đu đủ chua sợi, sốt tương, đậu phộng… Món này tại Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) được bán trong từng bọc ni lông nhỏ với giá rẻ.
Địa điểm có bánh tráng trộn siêu ngon ở Sài Gòn
Đường 13, Bình Thọ, Thủ Đức, TP.HCM Đường Chương Dương, Linh Chiểu, Thủ Đức, TP.HCM.Đường Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Gò Vấp, TP.HCM
Tổng kết
Trên đây, Bestnhat vừa chia sẻ đến bạn 9 đặc sản không thể bỏ qua ở Sài Gòn. Mong rằng bạn sẽ có những trải nghiệm thật thú vị ở thành phố với văn hóa ẩm thực đa dạng và phong phú này.