5 điều cần lưu ý khi cơi nới, sửa chữa nhà
Lưu ý khi cơi nới sửa chữa nhà

Cơi nới, sửa chữa nhà cửa là nhu cầu thiết yếu của nhiều gia đình để tạo không gian sống thoải mái, tiện nghi và phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, cơi nới, sửa chữa nhà cũng là một quá trình phức tạp, đòi hỏi nhiều yếu tố như thiết kế, ngân sách, vật liệu, thời gian, an toàn… Bài viết này sẽ đưa ra những lưu ý quan trọng khi cơi nới, sửa chữa nhà để giúp bạn có được kết quả mong muốn và tránh những rủi ro không đáng có.

Thiết kế phần cơi nới đồng bộ với tổng thể công trình

Sự đồng bộ là một yếu tố quan trọng khi thiết kế nhà ở, khi gia chủ muốn tiến hành cơi nới sửa chữa. Gia chủ cần lưu ý thiết kế sao cho phần công trình cũ và mới có sự đồng nhất về phong cách thiết kế.

Dưới đây là 3 kinh nghiệm khi thiết kế cho hạng mục cơi nới, sửa chữa nhà mà gia chủ có thể tham khảo:

  • Cần có bản vẽ thiết kế và bản vẽ 3D để giúp gia chủ hình dung được không gian sau khi sửa chữa, từ đó, điều chỉnh phương án cải tạo cho phù hợp.
  • Nên chọn thiết kế phù hợp với diện tích hướng tới tối ưu công năng sử dụng và chú ý đến các yếu tố như hướng nhà, phong thủy.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà bằng cách lựa chọn cách phối màu, vật liệu, cách bố trí đảm bảo sự thống nhất và hài hòa giữa các không gian trong toàn bộ ngôi nhà.
Phần cơi nới cần đồng bộ với phong cách thiết kế của toàn bộ công trình
Phần cơi nới cần đồng bộ với phong cách thiết kế của toàn bộ công trình

Dự trù chi tiết ngân sách sửa chữa

Kinh phí là một trong những yếu tố quan ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô và chất lượng của công trình cải tạo. Việc lên kế hoạch và hoạch định chi tiết các khoản chi phí sửa chữa nhà là bước cần thiết sẽ giúp bạn quản lý chi phí để có một ngân sách phù hợp với khả năng tài chính.

Các chi phí cơ bản khi sửa chữa nhà gồm: chi phí thuê thiết kế; vật liệu, phụ kiện; thuê nhân công; vận chuyển và các chi phí phát sinh. Ngân sách sửa chữa thường dao động từ 70 – 100 triệu với 50m² nhà cấp 4. Chi phí này có thể thay đổi theo giá vật tư và nhà thầu xây dựng. Bạn cũng nên dự trù khoảng 20% chi phí cho những trường hợp cho những trường hợp khẩn cấp hoặc thay đổi trong quá trình sửa chữa.

Dự trù kinh phí và lên phương án thi công hợp lý giúp bạn tối ưu chi phí
Dự trù kinh phí và lên phương án thi công hợp lý giúp bạn tối ưu chi phí

Ngoài ra, để tiết kiệm ngân sách, bạn có thể lựa chọn sử dụng các vật liệu thế hệ mới với mức phải chăng và thời gian thi công ngắn hơn. Chẳng hạn, bạn có thể sử dụng tấm cemboard lót sàn ngoài trời vừa đảm bảo khả năng chịu nước, chịu lực mà lại tiết kiệm 15 – 30% chi phí so với các vật liệu truyền thống.

Tính toán kỹ thời gian thi công

Việc tính toán trước thời gian giúp bạn lên kế hoạch thi công một cách hợp lý, giám sát quá trình sửa chữa diễn ra đúng hạn và không ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình. Để tính toán được thời gian một cách chuẩn xác, bạn cần lập kế hoạch trước và phân bổ hợp lý cho từng công đoạn.

Sau đó, bạn cần thống nhất thời gian với các bên liên quan như gia đình, hàng xóm, chủ đầu tư, đơn vị thi công… và thường xuyên giám sát công trình để đảm bảo đang đi đúng tiến độ.

Giám sát quá trình thi công để đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ
Giám sát quá trình thi công để đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ

Lựa chọn vật liệu nhẹ và chịu lực tốt

Những ngôi nhà cơi nới thường là nhà cấp 4, nhà ống, nhà trên phố có nền móng yếu và cũ nên khi thi công sửa chữa, bạn cần ưu tiên dùng các vật liệu nhẹ nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực tốt và độ bền cao.

Thời gian gần đây, tấm Cemboard chịu lực đang là vật liệu được nhiều người quan tâm và tin tưởng sử dụng trong nhà cải tạo thay cho gạch và bê tông truyền thống bởi khả năng chịu tải trọng lên tới 1,3 tấn nhưng chỉ nặng khoảng 4 – 89kg, tùy độ dày.

Làm tường và trần bằng tấm Cemboard
Làm tường và trần bằng tấm Cemboard

Ngoài ra, tấm Cemboard còn chịu được sự thay đổi của thời tiết, chống mối mọt đục phát và không chứa Amiăng gây hại cho sức khỏe nên rất thích hợp sử dụng làm trần, sàn, vách cho các công trình dân dụng.

Đảm bảo hệ thống điện, nước được bố trí thuận tiện

Khi sửa chữa nhà, bạn nên có phương án thiết kế hệ thống điện nước hợp lý đảm bảo hệ thống điện đáp ứng được công suất của các thiết bị điện như điều hòa, tủ lạnh, máy sấy, máy hút bụi…

Hệ thống đường ống nước cũng cần bố trí để thuận tiện trong quá trình sử dụng và dễ dàng sửa chữa về sau, hệ thống thoát nước nhanh tránh tồn đọng sẽ gây mất vệ sinh và dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Bố trí đường điện và đường ống nước phù hợp với nhu cầu sử dụng
Bố trí đường điện và đường ống nước phù hợp với nhu cầu sử dụng

Cơi nới và sửa chữa nhà cửa là việc quan trọng cần lên kế hoạch và tính toán cẩn thận, đặc biệt về các yếu tố về thiết kế, ngân sách, vật liệu, thời gian thi công. Bạn có thể tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia hoặc công ty có uy tín và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để có phương án tối ưu nhất về chi phí và thời gian. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích và lựa chọn đúng đắn khi ứng dụng cho công trình của mình.

0*

As you found this post useful...

Follow us on social media!

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Trần Thanh Tài
Tác giả tại Bestnhat.com với công việc biên tập và kiểm duyệt nội dung thông tin - đánh giá & xếp hạng uy tín tại Bestnhat.